Dù cấu tạo từ 100% gỗ công nghiệp, độ bền tương đối nhưng nhờ cạnh tranh về giá cả thấp hơn nhiều so với các sản phẩm Compact HPL cùng loại nên tấm vách CDF được ứng dụng khá phổ biến và ứng dụng nhiều trong xây dựng, thiết kế, nội thất như làm phân vùng vách vệ sinh hiện nay.
CDF có tên đầy đủ là Compact Density Fiberboard, được làm từ 100% tấm ván sợi gỗ cùng keo ép ở nhiệt độ cao. Mật độ gỗ khoảng 1400kg/m3.
Tấm CDF trên thị trường Việt Nam hiện nay có độ nén rất đa dạng 950psi, 1050psi, 1200psi, 1250psi,…,1400psi cùng khả năng chịu nước kém hơn các sản phẩm khác.
Do nhìn bề ngoài rất giống các vật liệu vách Compact chất lượng loại HPL vì cùng một bề mặt là vật liệu Melamine được nén bên ngoài cả hai mặt nhưng lõi của chúng khác nhau, nếu không phải người làm trong lĩnh vực vách ngăn vệ sinh, am hiểu về các vật liệu vách vệ sinh thì rất khó có thể phân biệt được hai loại vật liệu CDF – HPL.
Vì thế, không ít đơn vị hiện nay sử dụng loại tấm Compact Density Fiberboard này giới thiệu cho khách hàng rằng đó là tấm loại 1 hoặc tấm loại 2 chất lượng cao có khả năng chịu nước tới 90% – 95%.
Phân biệt tấm vách ngăn CDF và HPL
Để phân biệt được hai vật liệu CDF và HPL không phải là dễ. Nhất là với các tấm có độ nén càng cao. Tuy vậy, vách ngăn CDF vẫn có những nhược điểm riêng của nó và cũng chính là đặc điểm chính dùng để nhận biết chúng:
Khối lượng là yếu tố dễ dàng nhất để phân biệt hai loại tấm vách vệ sinh này. Khối lượng tiêu chuẩn của tấm compact HPL loại 1 dày 12mm, khổ kích thước 1220*1830*12mm có khối lượng khoảng 40 kg. Còn tấm CDF tiêu chuẩn khối lượng lại nhẹ hơn khá nhiều với tấm CDF 1400psi nặng khoảng 33kg, thậm chí tấm ép ở áp suất cực thấp có khối lượng nhẹ hơn rất nhiều chỉ khoảng 22 – 25kg/tấm như tấm CDF 950psi thì càng nhẹ và màu lõi càng nhạt. Tuy vậy, trọng lượng tấm không là yếu tố quyết định tính chịu nước mà chỉ là một điểm cơ bản giúp phân biệt hai loại tấm này.
Bề mặt cắt tấm CDF sờ vào sẽ có cảm giác sần của vụn gỗ, màu sắc đen tuyền, không bóng. Trong khi bề mặt tấm hpl sau khi cắt lại thiên về màu xanh đen hơn, nhạt hơn và có độ bóng, mịn nhất định.
Độ bền thấp hơn nhiều so với compact HPL. Tấm vệ sinh HPL cho chất lượng tốt nhất với thời gian là 20 năm, khi độ bền của CDF chỉ được tối đa là 5 năm tuỳ vào điều kiện môi trường sử dụng.
CDF là tấm có độ nén không đạt tiêu chuẩn nên khả năng cong vênh của tấm CDF cũng khá cao.
Trường hợp có thể sử dụng tấm CDF làm vách ngăn vệ sinh
Một số trường hợp ngoại lệ mà chủ đầu tư vẫn phải lựa chọn sử dụng tấm CDF vào dự án vách ngăn vệ sinh của mình như ngân sách hạn hẹp hoặc tần suất sử dụng nước không nhiều thì sử dụng vách ngăn nhà vệ sinh bằng tấm CDF vẫn có thể được.
Tuy nhiên, khuyến cáo quý khách hàng sử dụng tấm có độ nén tối thiếu là 1200psi hoặc 1400psi thì mới đảm bảo chất lượng và độ bền khi sử dụng. Nhưng vẫn cẩn trọng tìm hiểu đơn vị lắp đặt uy tín để tránh việc trộn tấm CDF độ nén khác nhau khi thi công bởi người dùng không am hiểu vật liệu sẽ rất khó khăn trong việc phân biệt các độ nén khác nhau của cùng loại tấm CDF này.
>>>Xem thêm: Báo giá thi công vách ngăn vệ sinh tấm Compact CDF giá rẻ
Ngoài 2 màu xám ghi và kem thông dụng với loại CDF 1400psi và 1200psi, thì kho VinaCompact còn có thêm các màu MB507, MB571, MB586, MB5028, MB5013 với khổ kích thước 1830*2440*12mm có sẵn tại kho giúp quý khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn. Ngoài ra nếu khách hàng cần loại tấm CDF với mã màu khác thì chúng tôi vẫn có thể sản xuất cung cấp theo nhu cầu khách hàng thời gian khoảng 30-45 ngày.
Bạn còn bất kỳ thắc mắc nào chưa được giải đáp, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Hotline: 0906650357 – Tuấn Kiệt Compact